• Mồi câu cá Hùng Vương Tri ân khách hàng

Những kinh nghiệm cần biết khi Câu cá vào mùa đông

Những kinh nghiệm cần biết khi Câu cá vào mùa đông

Kinh nghiệm câu cá mùa đông không phải ai cũng có. Việc câu cá mùa đông đòi hỏi rất nhiều đến sự tinh tế và kinh nghiệm của các cần thủ. Không ai mách ai nhưng ai cũng biết mùa đông là mùa khó câu. Hôm nay Mồi câu cá xin mạn phép chia sẻ một số kinh nghiệm được anh em trong giới chia sẻ về câu cá mùa đông.

Những kinh nghiệm cần biết khi Câu cá vào mùa đông

Đặc tính của cá vào mùa đông:

Đặc tính của mỗi loài cá thông thường đều có sự khác biệt nhưng cơ bản thì gần giống nhau. Đó là tập tính ngủ đông hay trú đông. Thường mùa xuân sẽ là mùa sinh nở của cá, mùa hạ, thu là mùa phát triển và tích lũy và mùa đông là mùa đi trú ẩn. Vậy nên mùa đông là mùa cá thường hoạt động ít và ít đi săn mồi. Nhưng không phải vì thế mà cá không đi ăn đến cả tại bắc cực, nam cực mùa đông người ta còn vẫn câu được cá. thậm chí bắt cá nhiều khi cảm giác còn dễ hơn các mùa khác.

Mồi câu cá hiệu quả nhất

Những đặc tính của cá vào mùa đông tại miền bắc Việt Nam

Đặc điểm thời tiết miền bắc việt nam rất đặc biệt và thú vị có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. và mùa đông nước ta cũng có sự khác biệt so với một số vùng, nơi khác. Đó là sự ảnh hưởng của từng đợt không khí lạnh tràn về và chủ đạo là gió mùa đông bắc.

câu cá mùa đông

Với những đặc điểm thời tiết đó đã tạo nên những đặc tính của những loài cá cư ngụ tại miền bắc Việt Nam đa phần như sau.

+ Đầu đông thường khó câu hơn cuối đông ( Cá đã tích lũy được một lượng mỡ dự phòng vào mùa hè và thu

+ Khi đã ăn mồi chúng thường rất say mồi và ăn còn nhiều hơn mùa hạ, mùa thu ( Do phải nhịn đói một thời gian dài, và muốn bù đắp, tích lũy cho đợt lạnh tiếp theo )

+ Thời gian đi ăn của cá thường có 2 khoảng thời gian [ Trước những đợt gió mùa về là khoảng thời gian ăn mạnh nhất ( muốn tích lũy cho những ngày tới) chúng sẽ ngừng ăn sau 1-2 ngày đầu đợt gió về. Sau mỗi đợt gió mùa thì cũng phải đợi 1-2 hôm thì cá mới bắt đầu đi ăn lại ]

Địa điểm câu cá vào mùa đông:

Với bản tính trú đông của các loài thì cá sẽ cố gắng tìm nơi ấm áp và tĩnh nhất trong hồ. Những nơi ấm áp nhất trong hồ thường bị ảnh hưởng bởi tác động của mặt nước và hoạt động đối lưu.

Bản chất đơn giản của đối lưu sảy ra là do sự chênh lệch nhiệt độ giữa nước ở bề mặt và nước ấm phía sâu dưới hồ, điều đó làm luân chuyển từ nước trên bề mặt về đáy và đáy lên bề mặt.

Hương liệu dụ cá kích thích cá ham ăn, đi ăn

Những vùng nước có ít đối lưu ở hồ thường là những bẹ rau mảng bèo bởi tạo ra được sự ngăn cách giữa không khí và mặt nước khiến không khí lạnh không tác động được nhiều như những bề mặt khác. ( những người nuôi trồng thủy sản vẫn dùng cách này để tránh lạnh cho thủy sản )
Một đặc điểm nữa để chọn các địa điểm câu cá vào mùa đông là đặc tính lần trốn kẻ thù nên những chân cọc hay những cọc ở giữa hồ thường là chỗ đứng của cá. Và chính ở đây cũng có thêm những sinh vật bấu víu vào cọc tạo thêm nguồn thức ăn trong cá trong mùa khan hiếm thức ăn này.
Chọn vị trí câu theo gió: Theo những đợt gió mùa thì mặt hồ nào bị gió thổi nhiều sẽ bị lạnh hơn những mặt hồ không bị gió thổi thế nên hãy chọn những vùng nước tĩnh lặng không bị tác động nhiều của gió ( thường là những khu vực mạn đông và bắc ) Bờ đất cao hay vùng cây đủ khả năng che chắn gió cho một khu vực

Nhưng có một đặc điểm được anh em truyền lại là trong những ngày có nắng cách chọn địa điểm gần như khác những ngày lạnh lẽo do đặc tính máu lạnh của loài cá nên chúng sẽ có xu hướng tắm nắng, bạn nên lựa chọn theo những đặc tính trên nhưng hãy cố chọn những vị trí có nắng xiên vào.

[ Tóm lại: cách chọn địa điểm câu cá mùa đông gồm có độ sâu, tĩnh gió, có vật che phủ bề mặt, chân cọc, nguồn nước đổ vào ]

Ví dụ chọn điểm câu mùa đông:

Hương liệu kích thích cá ham ăn mùa đông

  • Trường hợp câu ban ngày có nắng, trời lạnh: Nên câu cách bờ trong khoảng 15m đổ lên và chọn vị trí có độ sâu rơi vào từ 50-100cm ( vì khi có nắng cá sẽ nổi lên để sưởi ấm )
  •  Trường hợp câu ban ngày có nắng, trời lạnh và gió mạnh: vận lựa như trên nhưng có thể câu được đầu cần và cuối sóng. ( Vì sóng sẽ đẩy dòng nước âm lên trên gần mặt hồ khiến việc câu đầu cần được dễ dàng hơn )
  • Trường hợp câu ban ngày không có nắng, trời lạnh: Chọn chỗ sâu nhất để câu ngoài ra tham khảo những phần bài viết bên trên.
  • Trường hợp trời lạnh, có gió mạnh không có nắng: Phải tìm chỗ thực khuất gió, sâu. Còn không chỉ có đi mạn dựa trên những đặc tính bên trên đã nói để biết vị trí đứng của cá.
  • Trường hợp câu tối mùa đông: Bạn cần chọn độ sâu lên tới trên 2m nước. Có một đặc điểm khi nhiệt độ 15 độ trở nên cá hay có xu hướng lại gần bờ khi về khuya bạn có thể câu đầu cần khi câu khuya, thả thính cách bờ trong khoảng 2m.

Kinh nghiệm câu cá mùa đông

Nhiều thợ câu kinh nghiệm thường đi thăm hồ trước mỗi đợt câu để đánh giá tình hình. Căn cứ vào thời tiết cơn gió về, nên lịch dự báo thời tiết vào mùa đông càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết các cần thủ có thể biết được sức gió, độ ẩm, nhiệt độ…để có thể đưa đến quyết định đi câu hay không. Việc đi thăm hồ các cần thủ kinh nghiệm thường có động tác dò nhiệt độ của nước bằng cách cho tay và cho lưỡi câu về tầm đáy của hồ và cảm nhận. Những anh em cần thủ thường xuyên liên lạc với nhau để bắn tin tình hình hồ câu và cảm nhận ngày cá ăn mồi.

Có một cách khá đơn giản mà Blog câu cá xin chia sẻ và đã có trải nghiệm thực tế là: Nuôi một bể cá chép trong nhà và theo dõi cá hàng ngày với những ngày đi ăn cảm giác cá rất linh động xục xạo quanh bể để tìm mồi và nhất là hay chầu trực ở lắp bể để đợi chủ thả mồi. Còn với những ngày lạnh cá không đi ăn thường cá sẽ tụ tập nằm sát nhau để tránh rét. Từ bể cá này bạn cũng có thể nhận ra rất nhiều điều giúp ích cho việc câu cá không chỉ mùa đông mà còn cả các mùa trong năm.

Mồi câu cá mùa đông

Mùa hè thính bã là vậy nhưng với mùa đông thính bã cần khác chút. Do đặc tính của thời tiết lạnh làm việc tiêu hóa của cá cũng trở nên khó khăn hơn, khả năng tiêu hóa của cá kém hơn mùa hè cho nên mồi câu cá mùa đông cần một số đặc điểm có tính dễ tiêu như về độ phân hủy, mùi cảm nhận lên men.

Với các dạng mồi bình thường có thể câu luôn ta cần có thêm động lác ngâm ủ. với những dạng mồi đã ngâm ủ ta cần ngâm ủ lâu hơn 1-3 ngày nữa.

Với những dạng mồi thơm. nếu là mồi câu cá chép ta cần cho ít mẻ còn với những loài cá khác đặc biệt cá trôi, thì cách làm mồi câu cá trôi mùa đông cần nhiều mẻ hơn nữa. Ngâm trên 4 ngày.

 Nhận khuyến mãi